Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?
 
Hà Nội - một thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố anh hùng vượt qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt, không chịu khuất phục dưới những chính sách đồng hoá gay gắt của thực dân đô hộ. Hà Nội vẫn giữ nguyên cho mình những nét đẹp vốn có của chốn kinh kỳ xưa, nhưng không hẳn là không có ít nhiều thay đổi. 
 
 
Một số điểm du lịch nổi bật ở Hà Nội :
 
Chợ đêm phố cổ Hà Nội :
Chợ đêm phố được tổ chức từ 18h – 23h các tối thứ 6, 7 và chủ nhật hàng tuần tại tuyến đi bộ gần 3km xuyên qua những ngôi nhà còn giữ được nhiều nét cổ xưa, bắt đầu từ phố hàng Đào tiếp giáp với quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và kết thúc tại cổng chợ Đồng Xuân.
 
 
Vào tối thứ 7 hàng tuần, 2 đầu tuyến phố có tổ chức các buổi biểu diễn văn hoá nghệ thuật dân gian truyền thống như chèo, xẩm, quan họ, ca trù… Đây được coi là nét độc đáo của chợ đêm phố cổ thu hút du khách, đặc biệt là những người nước ngoài.
 
Chợ đêm phố cổ là nơi mua bán sầm uất với sự tham gia của gần 4000 gian hàng. Các mặt hàng ở đây rất đa dạng, từ quần áo, giày dép, đồ gia dụng tới các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm… với giá cả bình dân.
 
Chùa Một Cột :
 
Là một cụm kiến trúc gồm ngôi chùa và tòa đài xây dựng giữa hồ vuông. Cả cụm có tên là đài Liên Hoa. Đài này lâu nay quen gọi là chùa Một Cột, hình vuông, mỗi bề 3m, mái cong, dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,20m; cao 4m (chưa kể phần chìm dưới đất) đỡ một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi đài dựng bên trên khác nào một đóa hoa sen vươn thẳng trên khu ao hình vuông có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bên ngoài có lối nhỏ bằng gạch đi qua ao đến một chiếc thang xinh xắn dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên Hoa đài" (Đài hoa sen) ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn tới việc xây chùa.
 
 
Sử chép "Lý Thái Tông (1028 - 1054) chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó. Khi tỉnh giấc vua đem việc ấy hỏi các quan. Có người khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm toà sen của Phật đặt trên cột như đã thấy trong mộng. Cho các sư chạy đàn, tụng kinh cầu cho vua sống lâu, vì thế gọi là chùa Diên Hựu (kéo dài cõi phúc)".
 
Việc dựng chùa và đài hoa sen tiến hành vào năm 1049. Chưa rõ ngôi chùa như thế nào, chứ qui mô Liên Hoa Đài thì một tấm bia cổ ngay từ đời Lý đã ghi "...Đào hồ Linh Chiếu, giữa hồ vọt lên một cột đá đỉnh cột nở đóa hoa sen nghìn cánh, trên sen dựng tòa điện màu xanh. Trong điện đặt pho tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Lại đào ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vòng để đi qua. Phía sân cầu đằng trước, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly" (Bia chùa Đọi ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).
 
Như vậy, Liên Hoa Đài thời Lý lớn hơn ngày nay nhiều, cả những bộ phận hợp thành và hình dáng cũng phong phú hơn.
 
Trong thực tế, cụm chùa Một Cột đã qua nhiều lần sửa chữa. Ngày 11-9-1954, trước khi rút khỏi Hà Nội tạm chiếm, quân đội thực dân Pháp đã cho nổ mìn phá huỷ Liên Hoa Đài.
 
Văn Miếu - Quốc Tử Giám : 
 
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.
 
 
Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có những lớp tường ngăn thành năm khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Trên cổng có chữ Văn Miếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ (thế kỷ XV).
 
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức và Thành Đạt. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, sao chủ về văn học). Hai bên gác có hai cổng nhỏ có tên là Súc Văn và Bí Văn (Văn hàm súc và Văn sáng đẹp).
 
 
Khu thứ ba từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn. Ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường hoa bao quanh. Hai bên là khu nhà bia (nơi dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ). Hiện nay có 82 bia, xưa nhất là bia ghi khoa Đại Bảo thứ ba (năm 1442), muộn nhất là bia Cảnh Hưng thứ 40 (năm 1779). Đó là những di vật quý nhất của khu di tích này.
 
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dùng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái, kiến trúc đẹp và hoành tráng.
 
Ẩm thực Hà Nội :
Ẩm thực Hà Nội luôn là sự khám phá đầy thú vị đối với những du khách mới đến lần đầu và với cả những người đã gắn bó cuộc đời mình ở mảnh đất này.
 
Ẩm thực Hà Nội phố đa dạng và phong phú, từ những phố mang tên các món ăn như Hàng Bột, Hàng Bún, Hàng Cháo, Hàng Cơm, Hàng Chuối, Hàng Đũa, Hàng Cá, Hàng Cau, Hàng Chè, Hàng Đậu, Hàng Đường, Hàng Gà, Hàng Gai… cho tới phố đồ dùng phục vụ cho ăn uống như Hàng Chĩnh, Hàng Đũa, Hàng Bát… đều có cả.
 
Không phải tự nhiên mà phở Hà Nội là một trong những món ăn ngon nhất thế giới do tạp chí CNN bình chọn, bởi vậy, nhà văn Thạch Lam đã có lý khi nói rằng “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon". Được mệnh danh là "Thăng Long đệ nhất phở ", phở Bát Đàn không chỉ có hương vị thơm ngon đặc biệt mà phảng phất trong từng góc quán nhỏ còn mang nét vị Hà Nội xưa không thể nào tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác.
 
 
Trong vô vàn quán bún đậu ngon ở Hà Nội, những cái tên đã thành thương hiệu chỉ đếm trên đầu ngón tay, và để có một nơi mời bạn bè mỗi khi quảng cáo hình ảnh thức ăn chơi ngon đến lạ này, người ta thường nghĩ ngay đến quán của gia đình chị Hương ngõ Phất Lộc, từ thời mẹ chồng chị truyền lại đến nay đã hơn 40 năm.
 
 
Bí quyết để có thương hiệu lâu năm ấy là ở loại đậu mơ mịn, thơm và béo ngậy làm ở làng Mai Động (nay thuộc quận Hoàng Mai, Hà Nội) và thứ mắm tôm được đặt mua tận trong Thanh Hóa với màu sắc tươi hồng hương vị đặc biệt, khác biệt so với những loại mắm khác.
Các chuyến bay đến Hà Nội


Hotline Trợ giúp